Trong tài liệu này, chỉ xét tới các công trình có quy mô trên 5 tầng hoặc khối tích trên 5000m3 (công trình thuộc diện phải thẩm duyệt PCCC theo Phụ lục IV Nghị định 136/2020/ NĐ-CP).
Hồ sơ tư vấn thiết kế PCCC của công trình được lập dựa trên các tài liệu Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, Nghị định sau:
+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
+ TCVN 6379 – 1998: Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – YCKT;
+ TCVN 6102 – 1996: Phòng cháy, chữa cháy – Chất chữa cháy – bột;
+ TCVN 3890:2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
+ TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
+ TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;
+ TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật;
+ TCVN 7336: 2003: Hệ thống Sprinkler tự động
+ TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế;
+ QCXD 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
Hệ thống PCCC bao gồm :
a. Nhiệm vụ: Phát hiện ra sự cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời ở các khu vực được bảo vệ, đồng thời phát ra các tín hiệu báo động chỉ thị tương ứng hoặc các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi khác.
b. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5738:2021: Hệ thống báo cháy tự động
c. Thành Phần và chủng loại:
Hệ thống báo cháy tự động bao gồm 2 loại chính với các thành phần tương ứng như sau:
+ Trung tâm báo cháy vùng ( 2, 4, 6,8, 16, 24, 32…. Zones)
+ Đầu báo cháy ( nhiệt và khói )
+ Đèn hiển thị khu vực cháy
+ Nút ấn báo cháy bằng tay
+ Còi, đèn báo cháy
+ Trung tâm báo cháy địa chỉ ( 1, 2, 4 ,8 loops tín hiệu)
+ Đầu báo cháy địa chỉ ( nhiệt và khói )
+ Nút ấn báo cháy địa chỉ bằng tay
+ Còi, đèn báo cháy địa chỉ
+ Moudle điều khiển và giám sát thiết bị ngoại vi
+ Hệ thống báo cháy không dây ( Hệ thống truyền tín hiệu dựa trên sóng vô tuyến, tham khảo thiết bị báo cháy không dây Firesmart )
+ Đầu báo cháy tia chiếu ( thường sử dụng cho khu vực có không gian lớn như nhà xưởng, nhà thi đấu, hội trường, tiệc cưới…..)
+ Đầu báo lửa ( dùng cho các khu vực cần độ nhạy cao như đường hầm, kho dễ cháy)
+ Đầu báo cháy tại chỗ ( phát hiện đám cháy và báo động ngay tại chỗ )
+ Thiết bị cảnh báo đến số điện thoại ( có thể gọi điện và nhắn tin đến các số điện thoại đã được cài đặt sẵn qua bộ quay số chuyên nghiệp, tham khảo thiết bị quay số Firesmart)
d. Bố trí và lắp đặt
+ Trung tâm báo cháy : được đặt tại phòng bảo vệ, phòng thường trực tầng 1, nơi có người thường trực 24/24h tại ví trí thuận tiện quan sát và thao tác, Trung tâm được lắp trên tường khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm đến mặt sàn là 0,8 ÷ 1,8m (chọn 1,2m).
+ Còi, đèn, nút ấn báo cháy: được lắp đặt tại sảnh, hành lang hoặc khu vực cầu thang bộ ở độ cao 0,8m đến 1,5m (chọn 1,2m), nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 50m. Khi phát hiện đám cháy, người ta có thể ấn nút, khi đó tín hiệu báo cháy sẽ được chuyển về trung tâm. Tín hiệu báo động này được thể bằng chuông, đèn báo cháy và âm thanh báo động tại tủ trung tâm và chuông, đèn. Chuông đèn được lắp đặt ở độ cao 2,2m so với mặt sàn hoàn thiện.
+ Đầu báo cháy : Lắp đặt trên trần tại tất cả các khu vực trong công trình, ngoại trừ các khu vực ẩm ướt không phát sinh nguy cơ cháy như WC, phòng tắm….. Diện tích bảo vệ của đầu báo khói thường dưới 100m2; của đầu báo nhiệt thường dưới 50m2.
a. Nhiệm vụ: Đèn chiếu sáng sự cố có chức năng chiếu sáng sảnh, hành lang, gian phòng, lối đi thoát nạn khi có sự cố cắt điện lưới. Đèn chỉ dẫn thoát nạn có chức năng chỉ hướng, định vị lối đi khi có sự cố.
b. Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3890:2009
c. Thành phần và chủng loại:
Đèn sự cố gồm 2 loại chính: loại gắn tường và âm trần.
Đèn Exit gồm 2 loại chính: Chỉ hướng và không chỉ hướng.
d. Bố trí và lắp đặt
+ Đèn chiếu sáng sự cố : lắp đặt ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người, các lối đi, lối thoát nạn trên cầu thang bộ, hành lang, các gian phòng trên 50 người…..
+ Đèn chỉ dẫn thoát nạn : lắp đặt trên hành lang thoát nạn, tại các cửa vào thang bộ, cửa vào sảnh, cửa của các gian phòng tập trung trên 50 người….
a. Nhiệm vụ: Hệ thống chữa cháy trong công trình có chức năng dập tắt đám cháy ngay khi vừa phát sinh.
b. Chủng loại và Tiêu chuẩn thiết kế:
Hệ thống chữa cháy trong công trình bao gồm:
c. Thành phần, bố trí và lắp đặt
Trong khuôn khổ tài liệu này, chỉ đề cập tới hệ thống chữa cháy bằng nước và các bình chữa cháy xách tay. Các hệ thống chữa cháy bọt, khí sẽ được đề cập tới tại các tài liệu riêng .
+ Bình chữa cháy xách tay: được bố trí tại sảnh, hành lang, lối thoát nạn, nơi dễ thấy…. với chức năng sử dụng để dập tắt đám cháy ngay khi vừa phát sinh.
+ Họng chữa cháy vách tường: Bố trí tại hành lang, chiếu nghỉ thang bộ. Trong hộp chữa cháy vách tường gồm: lăng phun, cuộn vòi, van góc chữa cháy….
+ Đầu phun Sprikler: Hệ thống sprinkler được trang bị cho các công trình có chiều cao trên 25m ( > 8 tầng ) hoặc có các khu vực có nguy cơ cháy khác ( gara oto, kho dễ cháy….)
+ Trụ nước chữa cháy ngoài nhà: Đặt tại gần cổng ra vào công trình, khu vực dễ tiếp cận cho xe chữa cháy.
+ Trạm bơm chữa cháy: Bao gồm 1 bơm chính ( động cơ điện ); 1 bơm dự phòng ( động cơ diesel); 1 bơm bù áp lực; 1 bình tích áp và các thiết bị kết nối gồm: công tắc áp lực, đồng hồ đo áp, van báo động, van an toàn…..
+ Đường ống cấp nước: Bố trí từ trạm bơm đến các họng nước, trụ nước, đầu phun chữa cháy. Đường ống có đường kính từ D80 trở lên thường sử dụng ống thép đen, kết nối bằng phương pháp hàn hồ quang. Đường ống có đường kính từ D65 trở xuống dùng loại ống mạ kẽm, kết nối bằng biện pháp tiện ren, dùng keo hoặc dây đay sơn bịt kín ….
+ Các van trên đường ống: Tại mỗi tầng bố trí cụm van giám sát từ trục đứng vào ống nhánh, van này có chức năng báo trạng thái đóng mở về tủ báo cháy. Tại điểm ra của của đầu bơm bố trí van báo động Alarm Valve. Tại điểm cao nhất của hệ thống bố trí 1 van xả khí.
Việc xin thỏa thuận, cấp phép PCCC cho công trình khách sạn thường trải qua các bước với nội dung thành phần hồ sơ yêu cầu như sau:
CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT PCCC VIỆT NAM – nhận TƯ VẤN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Sau khi công trình được thẩm duyệt thiết kế PCCC, CĐT và đơn vị thi công tiến hành thi công lắp đặt hệ thống theo bản vẽ và thuyết minh thiết kế được thẩm duyệt. Khi công trình thi công hoàn tất, CĐT cần mời Cảnh sát PCCC nghiệm thu việc lắp đặt và vận hành hệ thống PCCC trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Sau khi nhận được Hồ sơ mời nghiệm thu, Cảnh sát PCCC sẽ tổ chức nghiệm thu việc lắp đặt hệ thống tại công trình theo các nội dung cơ bản sau:
Kiểm tra thực tế việc thi công, lắp đặt về PCCC theo thiết kế đã thẩm duyệt. Thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị PCCC của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết, cụ thể:
– Kiểm tra khoảng cách an toàn PCCC.
– Kiểm tra các yêu cầu của đường giao thông phục vụ chữa cháy, nếu cần thiết phải yêu cầu chủ đầu tư thử kiểm tra việc chịu tải của đường.
– Kiểm tra việc phân khoang cháy, diện tích khoang cháy;
– Kiểm tra các bộ phận ngăn cháy lan theo chiều ngang và theo chiều đứng: Tầng kỹ thuật ngăn cháy, tường, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy, ngăn cháy lan qua các giếng thông tầng, ngăn cháy lan giữa tầng hầm với các tầng trên qua các thang bộ, thang máy, đường dốc cho xe v.v.
– Kiểm tra việc ngăn cháy tại vị trí đường ống, kênh, giếng kỹ thuật đi xuyên qua tường và sàn ngăn cháy (bịt kín bằng vật liệu không cháy, van chặn lửa). Việc lắp đặt các cửa ngăn cháy, ngăn khói và khi đóng không được có khe hở.
– Kiểm tra giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan đối với việc bố trí các thiết bị máy kỹ thuật trong công trình.
– Kiểm tra số lối thoát nạn, chiều rộng và chiều rộng tổng cộng của lối thoát nạn, chiều dài của đường thoát nạn, việc bố trí các thiết bị trên đường thoát nạn;
– Kiểm tra việc bố trí buồng thang thoát nạn (chiều rộng của chiếu nghỉ, bậc thang, cửa trên lối ra thoát nạn….).
– Kiểm tra lối lên mái, lối ra thẳng ngoài nhà từ buồng thang (tầng hầm đi lên và các tầng trên đi xuống), kiểm tra hướng mở cửa thoát nạn;
– Kiểm tra việc bố trí và hoạt động của hệ thống chiếu sáng và chỉ dẫn thoát nạn, loa âm thanh chỉ dẫn thoát nạn và kiểm tra nguồn điện dự phòng cấp cho thiết bị.
– Kiểm tra các hệ thống thông gió, hút khói, thoát khói của các khu vực, các tầng, các khoang cháy theo thiết kế;
– Kiểm tra thử nghiệm hoạt động của hệ thống thông gió, hút khói ở chế độ hoạt động bình thường và chế độ có cháy. Lưu ý hoạt động của các van ngăn lửa trên đường ống tại vị trí xuyên qua tường, sàn ngăn cháy.
– Kiểm tra hoạt động của hệ thống hệ thống điều áp ở buồng thang thoát nạn có yêu cầu chống khói, áp suất dư của sảnh đệm, buồng thang phải đảm bảo theo quy định.
– Kiểm tra việc bố trí, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo thiết kế được duyệt.
– Thử hoạt động của đầu báo cháy, nút ấn báo cháy;
– Thử chuông, đèn báo cháy, loa báo cháy;
– Thử các chức năng làm việc của tủ trung tâm báo cháy, thử chức năng điều khiển liên động các hệ thống khác (nếu có) theo hướng dẫn sử dụng thiết bị và các nội dung thiết kế được duyệt.
– Thử chế độ hoạt động với nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng, kiểm tra chế độ báo lỗi.
– Kiểm tra thử nghiệm việc kết nối điều khiển liên động các hệ thống kỹ thuật khác: Cửa sập chống cháy, màn nước ngăn cháy, hệ thống thông gió, hút khói, điều áp, thang máy, loa truyền thanh thông báo, chỉ dẫn thoát nạn…
– Kiểm tra việc dự trữ nước chữa cháy trong bể chứa theo thiết kế;
– Kiểm tra nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng cấp cho máy bơm chữa cháy;
– Kiểm tra việc khởi động các máy bơm chữa cháy ở chế độ tự động và bằng tay;
– Phun thử các họng nước chữa cháy trong nhà ở điểm cao nhất và xa nhất so với trạm bơm để kiểm tra lưu lượng, áp lực chữa cháy có đạt yêu cầu không. Nếu sử dụng bơm hoặc nước tự chảy từ bể chứa trên mái thì kiểm tra ở tầng bên dưới gần bể nước nhất.
– Công trình có hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, màn nước ngăn cháy thì tiến hành thử nghiệm hoạt động của các đầu phun chữa cháy Sprinkler, màn nước ngăn cháy (ở chế độ bằng tay, điều khiển tự động, điều khiển từ xa, nếu có) tại điểm cao nhất và xa nhất so với trạm bơm để kiểm tra lưu lượng, áp lực chữa cháy có đạt yêu cầu không. Nếu sử dụng bơm hoặc nước tự chảy từ bể chứa trên mái thì kiểm tra ở tầng bên dưới gần bể nước nhất.
– Công trình có trụ nước, họng chờ tiếp nước cho xe chữa cháy có thể tổ chức để xe chữa cháy tới công trình thử việc đấu nối với trụ nước, họng nước, thử hút và bơm đẩy nước vào hệ thống xem có đạt yêu cầu không.
– Kiểm tra, thử hoạt động của các hệ thống chữa cháy bằng khí ở chế độ điều khiển tự động và bằng tay, kiểm tra hoạt động của các van tác động, hệ thống chuông, đèn cảnh báo, thời gian trễ…
– Việc đảm bảo an toàn PCCC đối với hệ thống điện, Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm tra nghiệm thu theo đúng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành (có đầy đủ biên bản kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu theo quy định).
– Cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ kiểm tra và thử nghiệm hoạt động của hệ thống điện cấp cho các hệ thống PCCC trên nguyên tắc khi cắt nguồn điện chính thì hệ thống này vẫn phải hoạt động bình thường. Chú ý cần thử hoạt động của các hệ thống trên ở cả 2 chế độ cấp điện: nguồn điện chính và nguồn dự phòng, điều khiển tự động và bằng tay.
– Kiểm tra kết quả thử áp lực, thử kín, thử bền của các thiết bị, đường ống gas… của cơ quan chức năng có thẩm quyền, chủ đầu tư và nhà thầu.
– Kiểm tra lắp đặt hệ thống theo thiết kế.
– Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của đầu báo dò khí LPG, chức năng làm việc của tủ báo dò khí LPG (nếu có). Trong đó, kiểm tra việc kết nối liên động điều khiển thiết bị ngoại vi (van ngắt khẩn cấp, hệ thống thông gió, tín hiệu báo động…).
Kết thúc buổi nghiệm thu, đại diện đơn vị Cảnh sát PCCC sẽ họp và báo cáo kết quả buổi nghiệm thu với CĐT và các đơn vị tham gia đồng thời đưa ra kết luận.