Công ty cổ phần phát triển và thương mại Minh Dũng
Công ty cổ phần phát triển và thương mại Minh Dũng
Bảng đối chiếu hệ thống chữa cháy tự động bằng nước – bọt
2024-06-26 09:53:16
  • dụng quá 800 đầu phun. Khi sử dụng công tắc dòng chảy hoặc đầu phun có giám sát trạng thái, số lượng đầu phun có thể tăng lên 1200. (Điều 5.2.3 TCVN 7336:2021)

    Đầu phun của hệ thống Sprinkler-Drencher trong môi trường nhiệt độ từ 5°C trở lên, cho phép lắp đặt hướng lên, hướng xuống hoặc nằm ngang. Đầu phun của các hệ thống trên trong môi trường nhiệt độ dưới 5°C, chỉ được lắp đặt hướng lên hoặc nằm ngang. (Điều 5.4.3 TCVN 7336:2021)

  • Không áp dụng TCVN 7336:2021 để thiết kế đối với các khu vực: (Điều 1.1 TCVN 7336:2021 và Điều 1.2 TCVN 7336:2021)- Nhà và công trình được thiết kế theo các quy định đặc biệt;- Thiết bị công nghệ nằm bên ngoài nhà;- Nhà kho có giá đỡ di động.
  • Không áp dụng TCVN 7336:2021 để thiết kế đối với các chất cháy: (Điều 1.3 TCVN 7336:2021)- Các chất phản ứng với chất chữa cháy gây nổ (hợp chất nhôm, kim loại kiềm,…);- Các chất phân hủy khi tương tác với chất chữa cháy và giải phóng các khí dễ cháy (hợp chất lithium, azide chì, hydrua nhôm, kẽm, magiê);- Các chất tương tác với chất chữa cháy có tác dụng tỏa nhiệt mạnh (axit sulfuric, titan clorua,…);

    – Các chất tự cháy khi tiếp xúc với nước (natri hydrosulfite,…).

  • Đặc điểm không gian của khu vực bảo vệ(Phạm vi áp dụng): (Điều 5.2.2 TCVN 7336:2021)

Đầu phun Sprinkler được thiết kế cho các gian phòng có chiều cao không quá 20 m

B, Tính toán hệ thống (Xác định các thông số cơ bản của hệ thống)
  • Nhóm nguy cơ phát sinh cháy: Theo Phụ Lục A (Quy Định)
  • Cường độ phun tối thiểu: (Điều 5.1.3 TCVN 7336:2021)

Bảng 1

Bảng 2 đối với nhóm nguy cơ phát sinh cháy 5, 6, 7

Bảng 3 đối với phòng có chiều cao từ 10 m đến 20 m

Đối với hệ thống chữa cháy sử dụng nước pha thêm chất phụ gia (bảo đảm theo thông số kỹ thuật, yêu cầu của nhà sản xuất) để tăng khả năng thẩm thấu trên nguyên lý pha chất tạo bọt, cường độ phun và lưu lượng cho phép giảm 1,5 lần so với nước.

  • Diện tích tính toán tối thiểu: (Điều 5.1.3 TCVN 7336:2021)Bảng 1Bảng 3 đối với phòng có chiều cao từ 10 m đến 20 m
  • Lưu Lượng: (Điều 5.1.3, Phụ lục B TCVN 7336:2021)Tính toán theo Phụ lục B (Tham khảo).Không nhỏ hơn với lưu lượng tối thiểu tại Bảng 1, 2, 3Nếu khu vực được bảo vệ thực tế (Stt) nhỏ hơn diện tích tính toán tổi thiểu (S) được quy định trong Bảng 1, thì lưu lượng thực tế có thể giảm theo hệ số K = Stt / S
  • Thời gian phun tối thiểu: Bảng 1-Điều 5.1.3 TCVN 7336:2021
  • Áp suất tối đa tại đầu phun: (Điều 5.1.4, 5.2.23 TCVN 7336:2021)

Không lớp hơn1 Mpa, trừ khi có quy định khác đối với đối tượng được bảo vệ cụ thể hoặc nhóm đối tượng tương tự bởi các tài liệu kỹ thuật

Khi kết hợp với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà thì áp suất tại họng nước không được vượt quá 0,4 MPa; trường hợp áp suất tại họng nước chữa cháy lớn hơn thì phải có giải pháp giảm áp bảo đảm theo yêu cầu

  • Cột áp: (Phụ lục B TCVN 7336:2021)

Tính toán theo Phụ lục B. Ngoài ra có thể tham khảo các phương pháp tính toán thủy lực khác nhưng các thông số tính toán phải đảm bảo quy định tại Bảng 1, 2, 3

5.2 Yêu cầu đối với vòi phun

  • Thông số kỹ thuật đầu phun: (Điều 5.1.9 TCVN 7336:2021)

Trong một gian phòng phải lắp đặt đầu phun có cùng nhiệt độ tác động (đối với đầu phun Sprinkler), cùng thông số kỹ thuật. Cho phép bố trí trong cùng một phòng các đầu phun của hệ thống Drencher dạng màn nước với thông số đầu phun khác thông số của đầu phun Sprinkler, tất cả các đầu phun Drencher phải có thông số kỹ thuật giống nhau.

  • Nhiệt độ tác động danh định đầu phun: (Điều 5.2.17, 5.2.18 TCVN 7336:2021)

Căn cứ vào nhiệt độ môi trường trong khu vực cần bảo vệ để chọn loại đầu phun có nhiệt độ tác động phù hợp (Bảng 4).

Nhiệt độ môi trường tối đa cho phép trong khu vực của các đầu phun được lấy theo giá trị nhiệt độ tối đa trong các trường hợp sau:

– Nhiệt độ tối đa có thể phát sinh theo thiết bị công nghệ;

– Do sự gia tăng nhiệt độ trần (mái) của đối tượng được bảo vệ dưới tác động của bức xạ nhiệt mặt trời.

  • Loại đầu phun: (Điều 5.1.13, 5.2.20 TCVN 7336:2021)

Đối với các gian phòng thuộc nhóm nguy cơ phát sinh cháy nhóm 1 (Phụ lục A) có trần treo có thể lắp đặt đầu phun Sprinkler trần và Sprinkler lắp chìm (âm trần).

Đầu phun trên đường ống ướt có thể được lắp đặt hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới hoặc hướng ngang; trên đường ống khô chỉ lắp đặt đầu phun hướng lên trên hoặc hướng ngang

  •  Đầu phun phản ứng nhanh: (Điều 5.2.19 TCVN 7336:2021)

Với tải trọng cháy từ 1400 MJ/m2 đối với kho, các gian phòng có chiều cao hơn 10 m và các gian phòng có chất cháy chủ yếu là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng cháy, chỉ số thời gian phản ứng nhiệt của các đầu phun phải nhỏ hơn 50 (m.s)0,5 được quy định tại TCVN 6305-1

  • Khoảng cách đến điểm trên cùng chất cháy: (Điều 5.1.11 TCVN 7336:2021)

Khoảng cách giữa đầu phun với điểm trên cùng của chất cháy, thiết bị công nghệ hoặc kết cấu của nhà phải tính đến ngưỡng áp suất làm việc và hình dạng của dòng tia phun.

  • Khoảng cách đến trần: (Điều 5.2.12, 5.2.13 TCVN 7336:2021)

Khoảng cách từ tâm của phần tử nhạy cảm với nhiệt của đầu phun đến mặt phẳng trần (mái) phải nằm trong khoảng 0,08 m đến 0,30 m; trong trường hợp đặc biệt, do thiết kế trần (ví dụ có các phần nhô ra) được phép tăng khoảng cách này lên 0,40 m.

Khoảng cách từ tâm của phần tử nhạy cảm với nhiệt của đầu phun ngang đến trần phải từ 0,07 m đến 0,15 m.

  • Khoảng cách đến tường: (Điều 5.2.16, 5.2.22 TCVN 7336:2021)

Khoảng cách giữa đầu phun với tường (vách ngăn) có tính nguy hiểm cháy cấp K0, K1 không được vượt quá một nửa khoảng cách giữa các đầu phun được quy định trong Bảng 1 hoặc theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Khoảng cách giữa đầu phun với tường (vách ngăn) có tính nguy hiểm cháy cấp K2, K3 và các loại khác không được vượt quá 1,2 m hoặc theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Trong các tòa nhà có mái chéo đơn và đôi có độ dốc lớn hơn 1/3, khoảng cách theo phương ngang từ đầu phun đến tường và từ đầu phun đến mép mái phải đảm bảo:

– Không quá 1,5 m – mái có tính nguy hiểm cháy cấp K0;

– Không quá 0,8 m – trong các trường hợp còn lại.

  • Khoảng cách giữa 02 đầu phun: (Điều 5.2.22 TCVN 7336:2021)

Khoảng cách giữa các đầu phun không được nhỏ hơn 1,5 m (theo phương ngang).

  • Bố trí theo khoang dầm: (Điều 5.2.11 TCVN 7336:2021)

Trong các tòa nhà có kết cấu trần (mái) thuộc tính nguy hiểm cháy cấp K0 và K1 có các phần nhô ra với chiều cao hơn 0,3 m và trong các cấp nguy hiểm cháy còn lại với chiều cao hơn 0,2 m, phải bố trí đầu phun giữa các khoang tạo bởi các phần nhô ra (dầm, vì kèo và các cấu trúc xây dựng khác).

  • Các vị trí bố trí bổ sung đầu phun: (Điều 5.2.15 TCVN 7336:2021)

Khi lắp đặt hệ thống chữa cháy trong các gian phòng có các thiết bị công nghệ và sàn thao tác, các đường ống lắp đặt theo phương ngang hoặc xiên có chiều rộng hoặc đường kính lớn hơn 0,75 m, nằm ở độ cao không nhỏ hơn 0,7 m so với mặt sàn, nếu chúng cản trở khả năng phun của đầu phun đến bề mặt được bảo vệ thì phải lắp đặt đầu phun bổ sung cho các thiết bị, sàn và đường ống này.

  • Dự phòng đầu phun: (Điều 5.1.12 TCVN 7336:2021)

Phải dự phòng tối thiểu số lượng đầu phun Sprinkler và Drencher của hệ thống chữa cháy tự động như sau:

– 03 đầu phun Sprinkler đối với hệ thống có dưới 100 đầu phun Sprinkler, 01 đầu phun Drencher đối với hệ thống có dưới 100 đầu phun Drencher;

– 10 đầu phun Sprinkler đối với hệ thống có dưới 1000 đầu phun Sprinkler, 02 đầu phun Drencher đối với hệ thống có dưới 1000 đầu phun Drencher;

– 15 đầu phun Sprinkler đối với hệ thống có 1000 đầu phun Sprinkler trở lên, 03 đầu phun Drencher đối với hệ thống có 1000 đầu phun Drencher trở lên;

Để phục vụ thử nghiệm, số lượng đầu phun Sprinkler dự trữ không thấp hơn 2 lần số lượng đầu phun trên diện tích tính toán tối thiểu tại Bảng 1 cho mỗi khu vực thuộc nhóm nguy cơ phát sinh cháy khác nhau của công trình.

5.3 Yêu cầu đối với đường ống

  • Vật liệu làm ống: (Điều 5.5.1 TCVN 7336:2021)

Đường ống của hệ thống chữa cháy tự động có thể bằng kim loại, nhựa hoặc kim loại – nhựa phù hợp với yêu cầu quy định hiện hành.

  • Phương pháp kết nối: (Điều 5.5.2 TCVN 7336:2021)

Khi đặt đường ống kim loại phía trên trần treo không thể tháo rời, trong các khu vực kín và trong những trường hợp tương tự, chỉ được kết nối ống bằng phương pháp hàn.

  • Phân chia đường ống chính: (Điều 5.5.3 TCVN 7336:2021)

Các đường ống cấp mạng vòng (trong nhà và ngoài nhà) phải chia thành các phần để sửa chữa bằng các van khóa; số lượng bộ điều khiển trong một phần không quá ba; khi tính toán thủy lực của đường ống không cần tính đến việc ngắt các phần sửa chữa của mạng vòng; đường kính của đường ống mạng vòng không được nhỏ hơn đường kính của ống cấp cho các bộ điều khiển.

  • Kết nối nguồn nước: (Điều 5.5.4 TCVN 7336:2021)

Không được phép kết nối các thiết bị công nghiệp và vệ sinh đến đường chính và phân phối của hệ thống chữa cháy tự động.

  • Số đầu phun trên nhánh đường ống phân phối: (Điều 5.5.5 TCVN 7336:2021)

Số lượng đầu phun trên một nhánh đường ống phân phối không bị giới hạn; đồng thời, mạng lưới phân phối hệ thống chữa cháy phải cung cấp lưu lượng và cường độ phun theo yêu cầu.

  • Bố trí van xả khí và đồng hồ áp suất trên đường ống: (Điều 5.5.8 TCVN 7336:2021)

Phải lắp đặt:

– Van xả khí ở điểm trên cùng của mạng đường ống chữa cháy bằng nước để giải phóng không khí trong đường ống;

– Van với đồng hồ đo áp suất để kiểm soát áp suất trước đầu phun chủ đạo.

  • Màu sắc, chỉ thị ống: (Điều 5.5.15 – 5.5.16 – 5.5.17 TCVN 7336:2021)

Màu sắc nhận dạng hoặc chỉ thị của các đường ống kim loại:

– Đường ống Sprinkler dạng ướt và đường ống  Sprinkler-Drencher, cũng như đường ống chứa đầy nước của trụ nước – màu đỏ và đánh số “1”;

– Đường ống dẫn khí hệ thống Sprinkler khô và hệ thống Sprinkler-Drencher điền khí màu đỏ và đánh số “2”;

– Đường ống Drencher và “ống khô” – màu đỏ và đánh số “3”;

– Đường ống qua đó chỉ cung cấp chất tạo bọt hoặc dung dịch chất tạo bọt – màu đỏ và đánh số “4”.

Tất cả các đường ống chữa cháy tự động phải có ký hiệu số dọc theo mạng đường ống.

Màu sắc phân biệt của các bảng ký hiệu chỉ hướng chuyển động của chất chữa cháy và số ký hiệu là màu trắng. Các bảng ký hiệu và số ký hiệu đường ống phải được bố trí tại các điểm kết nối quan trọng nhất (tại đầu vào và đầu ra của máy bơm chữa cháy, tại đầu vào và đầu ra của đường ống cấp, trên các nhánh, tại các kết nối, tại các thiết bị khóa mà qua đó nước được cung cấp cho đường ống chính, đường ống cấp tại những nơi mà đường ống đi qua các bức tường, vách ngăn, tại các lối vào của các tòa nhà và ở những nơi khác cần thiết để nhận biết đường ống chữa cháy).

  • Cơ cấu giữ ống: (Điều 5.5.19 – 5.5.20 – 5.5.24 TCVN 7336:2021)Đường ống phải được gắn bởi các thiết bị giữ trực tiếp với kết cấu của tòa nhà và không được phép sử dụng chúng để trợ lực cho các cấu trúc khác.Đường ống có thể được gắn vào cấu trúc của các thiết bị công nghệ trong trường hợp ngoại lệ. Trong trường hợp này, tải trọng thiết kế của các thiết bị công nghệ phải lấy không nhỏ hơn hai lần so với thiết kế đối với đường ống được gắn.Trong trường hợp đặt đường ống qua rãnh của kết cấu tòa nhà, chiều dài đoạn ống nằm giữa các đoạn rãnh không được quá 6 m nếu không có thiết bị giữ
  • Yêu cầu tại vị trí ống xuyên kết cấu: (Điều 5.5.25 – 5.5.31 TCVN 7336:2021)

Đoạn đường ống phải được chèn bịt khi đi xuyên qua các bộ phận ngăn cháy. Việc chèn bịt kín phải được thực hiện bằng vật liệu chống cháy bảo đảm giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy đó.

Khi ống nhựa hoặc kim loại-nhựa đi qua bộ phận ngăn cháy, phải đảm bảo chuyển động tự do theo chiều dọc của ống bằng cách sử dụng các ống, rãnh chống cháy với khả năng chống cháy không được thấp hơn so giới hạn chịu lửa của kết cấu đi xuyên qua

  • Bố trí van khóa: (Điều 5.1.14 – 5.1.15 – 5.5.9 TCVN 7336:2021)

Không được phép lắp đặt các van khóa trên đường ống chính và phân phối, trừ các trường hợp được quy định trong tiêu chuẩn này

Cho phép bố trí trước công tắc dòng chảy

Các van khóa được lắp đặt trên đường ống cấp vào máy bơm chữa cháy, trên đường ống cung cấp và đường ống chính phải có khả năng giám sát trực quan và tự động về trạng thái đóng-mở của chúng.

5.4 Yêu cầu với bộ điều khiển

  • Vị trí bộ điều khiển: (Điều 5.6.1 – 5.6.2 – 5.6.3 TCVN 7336:2021)

Bộ điều khiển phải được đặt trong khuôn viên của trạm bơm hoặc phòng trực điều khiển chống cháy hoặc trong khu vực được bảo vệ, có nhiệt độ không khí từ 5°C trở lên và đảm bảo tiếp cận dễ dàng để bảo dưỡng hệ thống.

Bộ điều khiển đặt trong khu vực được bảo vệ phải được ngăn cách bằng các tường, vách ngăn, trần nhà có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45 và các cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn ЕI 30. Cho phép đặt các bộ điều khiển của từng khu vực riêng biệt trong các tủ bảo vệ mà chỉ nhân viên bảo dưỡng hệ thống có quyền tiếp cận, cho phép đặt tủ bảo vệ trong hoặc gần khu vực được bảo vệ mà không cần ngăn cháy khi đảm bảo khoảng cách từ các tủ này đến khu vực có chất cháy không nhỏ hơn 2 m.

Các bộ điều khiển đặt bên ngoài khu vực bảo vệ phải được ngăn cách bằng kính hoặc lưới bảo vệ.

  • Tính năng của bộ điều khiển: (Điều 5.6.4 TCVN 7336:2021)

– Cung cấp nước (dung dịch chất tạo bọt) để chữa cháy;

– Điền đầy nước cho đường ống chính và phân phối;

– Thoát nước từ đường ống chính và phân phối;

– Bù trừ sự rò rỉ nước từ hệ thống chữa cháy;

– Tạo tín hiệu khi van báo động được kích hoạt;

– Kiểm tra trạng thái và kiểm tra tín hiệu khi bộ điều khiển được kích hoạt;

– Đo áp suất trước và sau bộ điều khiển.

  • Vị trí van khóa: (Điều 5.6.8 – 5.6.9 – 5.6.10 TCVN 7336:2021)

Các van khóa trong bộ điều khiển được lắp đặt:

– Trước van báo động trong hệ thống chữa cháy Sprinkler;

– Trước và sau van báo động trong hệ thống Drencher và Sprinkler-Drencher;

Trong hệ thống chữa cháy ướt và khô, cho phép lắp đặt van khóa phía sau van báo động khi các van này được giám sát trạng thái đóng – mở, tín hiệu giám sát được truyền về phòng có người trực thường xuyên.

Trường hợp vị trí mô tơ điện (đối với van điều khiển bằng điện) hoặc tay van cách sàn trên 1,4 m, phải bố trí bậc hoặc sàn thao tác, có chiều cao đến mô tơ điện hoặc tay van không quá 1 m.

Cho phép lắp đặt thiết bị và phụ kiện thủy lực dưới sàn thao tác khi khoảng cách từ sàn (hoặc cầu) đến phần dưới của các kết cấu nhô ra không nhỏ hơn 1,8 m. Trong trường hợp này, tấm che di động hoặc lỗ mở của sàn phải được bố trí phía trên thiết bị và phụ kiện.

5.5 Yêu cầu đối với nguồn nước

  • Thiết bị cấp nước tự động: (Điều 5.7.4 – 5.7.7 – 5.7.8 TCVN 7336:2021)

Trong hệ thống Sprinkler hoặc hệ thống Sprinkler-Drencher, phải sử dụng một trong các loại thiết bị cấp nước tự động sau:

– Một hoặc nhiều bình tích áp có tổng dung tích không nhỏ hơn 1 m3, trong đó chứa nước (0,5 ± 0,1) m3 và khí nén;

– Bơm bù được trang bị bình tích áp có dung tích ít nhất 40 lít;

– Đường ống cấp nước cho các mục đích khác nhau với áp lực bảo đảm hoạt động cho các bộ điều khiển.

Thiết bị cấp nước tự động (bình tích áp có dung tích tối thiểu 1 m3) phải được trang bị đồng hồ đo áp suất, công tắc áp lực, đồng hồ đo mực nước trực quan và từ xa, van an toàn.

Thiết bị cấp nước tự động (bơm bù áp) phải được trang bị đồng hồ đo áp suất và công tắc áp lực (hoặc đồng hồ đo áp suất tín hiệu điện).

  • Thiết bị cấp nước phụ trợ: (Điều 5.7.5 – 5.7.9 TCVN 7336:2021)

Thiết bị cấp nước phụ trợ được sử dụng trong các trường hợp khi thời gian khởi động của bơm chữa cháy ở chế độ tự động hoặc bằng tay là hơn 30 s

Thiết bị cấp nước phụ trợ phải được trang bị hai đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo mực nước trực quan và từ xa, van an toàn.

  • Bể nước: (Điều 5.7.11 – 5.7.12, 5.7.13 – 5.7.14 TCVN 7336:2021)

Cho phép tính lượng nước của các bể nước phụ vào lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy, trong trường hợp này phải có thiết bị để ngăn nước tại các bể này sử dụng cho mục đích khác.

Cho phép tính lượng nước của các bể nước phụ vào lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy, trong trường hợp này phải có thiết bị để ngăn nước tại các bể này sử dụng cho mục đích khác.

Cho phép tính lượng nước của các bể nước phụ vào lượng nước tính toán cho hệ thống chữa cháy, trong trường hợp này phải có thiết bị để ngăn nước tại các bể này sử dụng cho mục đích khác.

Các hồ chứa và bể nước chữa cháy cần có ký hiệu, chỉ dẫn vị trí

5.6 Yêu cầu với trạm bơm

Lưu ý: trường hợp công trình thuộc phạm vi áp dụng của QCVN 02:2020/BCA thì phải tham khảo thêm bảng đối chiếu B36 để đối chiếu cho trạm bơm

  • Số lượng bơm: (Điều 5.8.2 TCVN 7336:2021)

Căn cứ vào lưu lượng cần thiết có thể sử dụng một hoặc một số máy bơm chính. Với bất kỳ số lượng máy bơm hoạt động, phải có ít nhất một máy bơm dự phòng, tương ứng với lưu lượng tối đa và áp lực cần thiết của máy bơm chính. Máy bơm dự phòng sẽ tự động bật khi có sự cố ngắt khẩn cấp hoặc hỏng hóc của bất kỳ bơm chính nào.

  • Vị trí trạm bơm: (Điều 5.8.5 – 5.8.6 TCVN 7336:2021)

Các trạm bơm được đặt trong các nhà độc lập hoặc ngoài nhà hoặc trong một phòng riêng biệt ở tầng 1 hoặc tầng hầm trên cùng. Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt bơm có cửa ra thông với buồng đệm thang thoát nạn của nhà qua hành lang được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1.

Khu vực của trạm bơm phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng tường và trần ngăn cháy có giới hạn chịu lửa REI 45.

  • Trang bị cho trạm bơm: (Điều 5.8.8 – 5.8.9 TCVN 7336:2021)

Trạm bơm phải được trang bị điện thoại kết nối với phòng trực điều khiển chống cháy

Ở lối vào trạm bơm phải có đèn ghi chữ “trạm bơm chữa cháy”, kết nối với đèn chiếu sáng sự cố

  • Bố trí mặt bằng trạm bơm: (Điều 5.8.10 TCVN 7336:2021)

Khi bố trí mặt bằng trạm bơm, chiều rộng của các lối đi tối thiểu như sau:

Giữa các bộ điều khiển và giữa bộ điều khiển với tường: 0,5 m;

Giữa các máy bơm hoặc động cơ điện: 0,7 m;

Giữa máy bơm hoặc động cơ điện và tường: 1 m, chiều rộng của lối đi từ phía bên của động cơ điện phải đủ để tháo dỡ rôto;

Giữa các máy nén khí: 1,5 m, giữa máy nén khí với tường: 1 m;

Giữa các bộ phận nhô ra cố định của thiết bị: 0,7 m.

CHÚ THÍCH: Đối với bơm có đường kính họng đẩy đến DN 100, cho phép:

– Lắp đặt bơm gần tường hoặc trên giá đỡ;

– Lắp đặt hai bơm trên cùng một móng với khoảng cách tối thiểu 0,2 m nhưng phải có các lối đi xung quanh móng với chiều rộng tối thiểu 0,7 m

  • Bố trí họng tiếp: (Điều 5.8.11 – 5.8.12 TCVN 7336:2021)

Để kết nối hệ thống chữa cháy với phương tiện chữa cháy di động, trong trạm bơm phải bố trí đường ống có đường kính danh định từ DN 80 trở lên với họng tiếp ở bên ngoài có chiều cao (1,35 ± 0,15) m với khớp nối DN 65. Đường ống phải bảo đảm lưu lượng tính toán cao nhất của hệ thống chữa cháy.

Bên ngoài trạm bơm phải bố trí ít nhất hai khớp nối để kết nối với xe chữa cháy.

  • Điều khiển bơm: (Điều 5.8.13 – 5.8.27 – 5.8.28 TCVN 7336:2021)

Khi khởi động bơm chữa cháy, tất cả các máy bơm mục đích khác được cấp nguồn trong cùng một đường dây với bơm chữa cháy và không nằm trong hệ thống chữa cháy tự động phải tự động ngắt.

Tín hiệu khởi động tự động hoặc từ xa chỉ được gửi đến để kích hoạt máy bơm chữa cháy sau khi tự động kiểm tra áp lực nước trong hệ thống; khi áp suất hệ thống bảo đảm, việc khởi động máy bơm chữa cháy sẽ tự động bị hủy cho đến khi áp suất giảm xuống giá trị cài đặt để kích hoạt bơm.

Khi khởi động máy bơm chữa cháy tự động và từ xa, tín hiệu cảnh báo bằng ánh sáng và âm thanh về trạng thái hoạt động của bơm phải được chuyển đến phòng trực điều khiển chống cháy hoặc đến vị trí khác có người trực suốt ngày đêm.

  • Bồn nhiên liệu cho bơm động cơ đốt trong: (Điều 5.8.18 TCVN 7336:2021)

Trong các trạm bơm có động cơ đốt trong, cho phép bố trí bồn nhiên liệu (xăng – 250 l, dầu diesel – 500 l) cách biệt với phòng bơm bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 120.

  • Đường hút: (Điều 5.8.21 – 5.8.22 – 5.8.23 TCVN 7336:2021)

Trạm bơm phải có ít nhất 2 đường hút, không phụ thuộc vào số lượng bơm. Mỗi đường hút phải được thiết kế để bảo đảm lưu lượng nước tính toán

Phải bố trí các van trên tất cả các đường ống hút và đường ống đẩy để bảo đảm khả năng thay thế hoặc sửa chữa bất kỳ máy bơm nào, van một chiều và van khóa chính, cũng như kiểm tra các đặc tính của máy bơm

Đường ống hút phải dốc dần lên phía máy bơm với độ dốc ít nhất 0,05 %. Tại vị trí thay đổi đường kính ống phải sử dụng côn thu lệch tâm

  • Bố trí van: (Điều 5.8.24 – 5.8.26 TCVN 7336:2021)

Trên đường ống đẩy của mỗi bơm cần có van một chiều, van cổng và đồng hồ đo áp suất; trên đường hút phải có van cổng và đồng hồ đo áp suất. Khi bơm hoạt động mà không có áp suất dương tại đường ống hút thì không cần lắp đặt van cổng.

Van khóa (van cổng hoặc van bướm) lắp đặt trên đường ống cấp chất chữa cháy vào bồn chứa phải đặt trong khuôn viên của trạm bơm. Cho phép đặt van này tại vị trí thiết bị đo được mực nước của bồn, bể.

  • Thiết bị theo dõi lượng chất chữa cháy trong bồn bể: (Điều 5.8.30 TCVN 7336:2021)

Thiết bị theo dõi lượng chất chữa cháy trong bồn bể phải được đặt trong khuôn viên của trạm bơm. Khi tự động bổ sung nước cho bồn bể, cho phép chỉ sử dụng thiết bị đo tự động với tín hiệu chuyển đến phòng trực điều khiển chống cháy và trạm bơm

5.7 Yêu cầu với điều khiển, kích hoạt hệ thống

  • Cơ cấu kích hoạt bằng tay: (Điều 5.1.7 TCVN 7336:2021)

Phải được trang bị cơ cấu kích hoạt bằng tay (trừ hệ thống Sprinkler):

Từ xa – từ các thiết bị đặt tại lối vào của khu vực bảo vệ và từ phòng trực điều khiển chống cháy nếu cần thiết;

Cục bộ – từ các thiết bị được lắp đặt tại bộ điều khiển hoặc trong trạm bơm nước chữa cháy.

  • Vị trí đặt cơ cấu kích hoạt bằng tay: (Điều 5.1.8 TCVN 7336:2021)

– Được bảo vệ khỏi các nguy cơ kích hoạt ngoài ý muốn và hư hỏng do tác động cơ học

– Không được đặt tại vị trí có chất cháy

  • Yêu cầu với thiết bị điều khiển: (Điều 7.1.1 – 7.1.2 – 7.1.3 TCVN 7336:2021)

Thiết bị điều khiển hệ thống chữa cháy phải đảm bảo:

a) Tự động khởi động máy bơm (bơm chữa cháy và bơm định lượng chất tạo bọt);

b) Tự động khởi động máy bơm dự phòng (bơm chữa cháy và bơm định lượng chất tạo bọt) trong trường hợp không khởi động được máy bơm chính hoặc máy bơm chính không hoạt động trong một thời gian xác định);

c) Tự động kích hoạt van điện;

d) Tự động khởi động và tắt bơm bù;

e) Khởi động và tắt máy bơm tại chỗ hoặc từ xa nếu cần thiết (ngoại trừ hệ thống Sprinkler);

f) Điều khiển tự động hoặc cục bộ các thiết bị bù rò rỉ chất chữa cháy và khí nén từ đường ống và bình tích áp;

g) Tự động giám sát:

– Dây kết nối van điện khi bị hở mạch;

– Dây kết nối thiết bị của bộ điều khiển để kích hoạt bơm chữa cháy và bơm định lượng chất tạo bọt trong trường hợp hở mạch và ngắn mạch;

h) Tự động giám sát mức nước trong bể và mức chất tạo bọt trong bồn chứa.

Các thiết bị để ngắt và khôi phục chế độ khởi động tự động của hệ thống phải được đặt trong phòng trực điều khiển chống cháy hoặc một vị trí khác có người trực suốt ngày đêm.

Nếu trang bị hệ thống bảo vệ ngăn chặn xâm nhập trái phép, các thiết bị khôi phục chế độ khởi động tự động có thể được đặt tại các lối vào các khu vực được bảo vệ.

Các thiết bị sau phải được đặt tại trạm bơm:

– Thiết bị dừng và khởi động máy bơm tại chỗ (cho phép khởi động và dừng bơm chữa cháy từ phòng trực điều khiển chống cháy);

– Thiết bị dừng và khởi động máy nén khí tại chỗ.

  • Yêu cầu về báo động: (Điều 7.2.1 – 7.2.2 – 7.2.3 TCVN 7336:2021)

Tại vị trí phòng trực điều khiển chống cháy hoặc vị trí khác có người trực suốt ngày đêm phải được trang bị:

a) Báo động ánh sáng và âm thanh:

– Về việc khởi động máy bơm;

– Về việc hệ thống hoạt động và xác định vị trí chữa cháy.

CHÚ THÍCH: Cần có tín hiệu cảnh báo âm thanh dạng ngắn đối với:

+ Việc vô hiệu hóa chế độ tự động khởi động máy bơm và hệ thống;

+ Các lỗi hệ thống theo quy định tại 7.1.1, g), mất nguồn chính và nguồn dự phòng, van khóa chưa được mở hết đối với van điện khi có chế độ giám sát trạng thái mở, lỗi mạch điện của van điện, mực nước và áp suất không khí dưới mức cho phép (tín hiệu chung);

+ Báo động mực nước bể nước chữa cháy, bồn chất tạo bọt (tín hiệu chung);

b) Tín hiệu ánh sáng về trạng thái đóng mở của các van điện được lắp đặt trên đường ống chính.

Phải có báo động ánh sáng tại trạm bơm về:

a) Trạng thái nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng;

b) Việc vô hiệu hóa chế độ tự động khởi động máy bơm chữa cháy, bơm định lượng;

c) Sự cố điện thiết bị thuộc bộ điều khiển để kích hoạt hệ thống và các van khóa;

d) Sự cố của các mạch điều khiển điện;

e) Việc không mở hoàn toàn các van điện khi có tín hiệu điều khiển mở van;

f) Cảnh báo mức nước của bể dự trữ chữa cháy, mức chất tạo bọt bồn chứa.

Nếu van điện không được lắp đặt trong trạm bơm, các tín hiệu được chỉ định trong mục d) và e) của điều này được phát ra tại nơi lắp đặt các van điện.

Bên trong và gần lối vào các phòng được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bọt theo thể tích phải bố trí các thiết bị báo động. Các phòng liền kề chỉ có lối ra qua phòng được bảo vệ cũng phải được trang bị thiết bị báo động tương tự. Báo động bằng ánh sáng phải tương phản với ánh sáng tự nhiên cũng như ánh sáng nhân tạo và không thể nhận biết được khi tắt.

Gần lối vào các khu vực được bảo vệ phải có tín hiệu ánh sáng cảnh báo về việc chế độ tự động của hệ thống bị tắt.

Tín hiệu báo cháy bằng âm thanh phải khác nhau về âm sắc hoặc đặc tính của âm thanh so với tín hiệu của sự cố và kích hoạt thiết bị.

5.8 Yêu cầu riêng hệ thống Sprinkler

  • Cụm bảo vệ: (Điều 5.2.3 TCVN 7336:2021)

Một cụm bảo vệ của hệ thống không được sử dụng quá 800 đầu phun. Khi sử dụng công tắc dòng chảy cho từng vùng của khu vực bảo vệ hoặc đầu phun có giám sát trạng thái, số lượng đầu phun trên một cụm bảo vệ có thể tăng lên 1200 đầu phun.

  • Đường cấp cho cụm bảo vệ: (Điều 5.2.24 TCVN 7336:2021)

Cụm thiết bị của hệ thống chữa cháy Sprinkler phải có 02 đường cấp. Đối với các hệ thống có từ 02 cụm trở lên, cho phép sử dụng đường cấp thứ 2 có van khóa từ cụm bên cạnh. Trong trường hợp này, phải bố trí van bằng tay phía trước van báo động và lắp đặt van ngăn cách giữa các van báo động, đường ống chính phải được nối vòng.

  • Thời gian đáp ứng của hệ thống: (Điều 5.2.4 – 5.2.5 – 5.2.6 TCVN 7336:2021)

Không quá 180 s đối với đầu phun lắp đặt trên đường ống khô

Nếu thời gian đáp ứng của hệ thống đối với đầu phun lắp đặt trên đường ống khô lớn hơn 180 s, thì phải sử dụng bộ tăng tốc hoặc bộ xả khí.

Áp suất khí nén làm việc tối đa trong hệ thống đường ống cung cấp và phân phối của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler khô và hệ thống Sprinkler – Drencher cần được lựa chọn để đảm bảo thời gian đáp ứng của hệ thống không quá 180 s.

  • Thời gian bơm đầy khí đường ống khô: (Điều 5.2.7 TCVN 7336:2021)

Không quá 1h

  • Yêu cầu với máy nén khí: (Điều 5.2.8, 5.2.9 TCVN 7336:2021)

Máy nén khí phải được tính toán để bù sự rò rỉ khí từ đường ống của hệ thống Sprinkler khô hoặc hệ thống Sprinkler – Drencher với tốc độ thấp hơn 2-3 lần so với tốc độ xả khí nén khi kích hoạt đầu phun chủ đạo

Máy nén khí phải được điều khiển tắt tự động khi bộ tăng tốc được kích hoạt hoặc áp suất khí nén trong hệ thống đường ống giảm xuống dưới áp suất làm việc tối thiểu 0,01 MPa.

5.9 Yêu cầu riêng hệ thống Drencher

  • Phương thức kích hoạt: (Điều 5.3.1.1 TCVN 7336:2021)

Việc kích hoạt tự động hệ thống Drencher phải được thực hiện bằng tín hiệu từ một hoặc kết hợp các loại thiết bị sau:

– Đầu báo cháy của hệ thống báo cháy;

– Hệ thống Sprinkler;

– Hệ thống dây dẫn động có khóa nóng chảy;

– Cảm biến của thiết bị công nghệ.

  • Kích thước ống kích hoạt: (Điều 5.3.1.3 TCVN 7336:20201)

Đường kính của đường ống kích hoạt tối thiểu là 15 mm

  • Yêu cầu cho màn nước:

+ Phương thức khởi động: (Điều 5.3.2.2 TCVN 7336:2021)

Màn nước phải được khởi động cả tự động và bằng tay (từ xa hoặc cục bộ).

+ Kết nối đường ống: (Điều 5.3.2.3 TCVN 7336:2021)

Cho phép kết nối màn nước với các đường ống chính và phân phối của hệ thống Sprinkler để bảo vệ cửa và lỗ mở của dây chuyền công nghệ thông qua một van đóng-mở tự động hoặc bằng tay, cho phép kết nối với đường ống cấp của hệ thống Drencher thông qua van đóng-mở tự động.

+ Bố trí màn nước: (Điều 5.3.2.4 – 5.3.2.5 – 5.3.2.6 – 5.2.3.7 TCVN 7336:2021)

Nếu chiều rộng của cửa, lối đi và các lỗ mở của dây chuyền công nghệ được bảo vệ trên 5 m và sử dụng màn nước thay bộ phân ngăn cháy, đường ống phân phối của màn nước là 02 dải với lưu lượng tối thiểu cho mỗi dải là 0,5 l/s cho 1 m chiều dài, khoảng cách giữa 02 dải từ 0,4 đến 0,6 m; đầu phun trên 02 dải được lắp đặt so le. Đầu phun nằm gần tường phải cách tường không quá 0,5 m Nếu màn nước được thiết kế để tăng giới hạn chịu lửa của tường (bộ phận ngăn cháy), thì sử dụng 02 dải bố trí tại 02 phía của tường và cách tường không quá 0,5 m; lưu lượng của mỗi dải không nhỏ hơn 0,5 l/s cho 1 m chiều dài. Hệ thống thiết kế bảo đảm dải nằm ở phía phát sinh cháy được kích hoạt.

Trong phạm vi 2 m ở cả hai phía đối với màn nước 01 dải và 2 m ở hai bên đối diện của mỗi dải đối với màn nước 02 dải không được bố trí chất cháy.

+ Cơ cấu kích hoạt: (Điều 5.3.2.8 TCVN 7336:2021)

Các cơ cấu kích hoạt tại chỗ (bằng nút ấn báo cháy hoặc nút ấn) phải được đặt trực tiếp tại các khu vực bảo vệ/trên phần đường thoát nạn gần nhất

5.10 Yêu cầu riêng hệ thống Sprinkler – Drencher

  • Tín hiệu dừng máy nén khí: (Điều 5.4.7 TCVN 7336:2021)

Trong hệ thống Sprinkler-Drencher điền khí, máy nén khí dừng hoạt động khi có tín hiệu kích hoạt từ đầu báo cháy tự động hoặc bằng tay hoặc đầu phun

  • Đầu phun: (Điều 5.4.3 – 5.4.8 TCVN 7336:2021)

Đầu phun của hệ thống Sprinkler-Drencher trong môi trường nhiệt độ từ 5°C trở lên, cho phép lắp đặt hướng lên, hướng xuống hoặc nằm ngang. Đầu phun của các hệ thống trên trong môi trường nhiệt độ dưới 5°C, chỉ được lắp đặt hướng lên hoặc nằm ngang

Trong hệ thống Sprinkler-Drencher, chỉ số thời gian phản ứng nhiệt và nhiệt độ kích hoạt của đầu báo cháy nhiệt tự động không được cao hơn chỉ số thời gian phản ứng nhiệt và nhiệt độ kích hoạt của các đầu phun được sử dụng; các loại đầu báo cháy tự động khác phải là loại nhạy hơn so với phần tử nhạy cảm với nhiệt của các đầu phun Sprinkler

  • Thời gian bơm đầy khí đường ống khô: (Điều 5.2.7 TCVN 7336:2021)

Không quá 1h

  • Yêu cầu với máy nén khí: (Điều 5.2.8 – 5.2.9 TCVN 7336:2021)

Máy nén khí phải được tính toán để bù sự rò rỉ khí từ đường ống của hệ thống Sprinkler khô hoặc hệ thống Sprinkler – Drencher với tốc độ thấp hơn 2-3 lần so với tốc độ xả khí nén khi kích hoạt đầu phun chủ đạo

Máy nén khí phải được điều khiển tắt tự động khi bộ tăng tốc được kích hoạt hoặc áp suất khí nén trong hệ thống đường ống giảm xuống dưới áp suất làm việc tối thiểu 0,01 MPa.

 

 

……(3)……

 

(Chữ ký và họ tên)

……(4)……

 

(Chữ ký và họ tên)

 

Ghi chú: (1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;(2) Tên đơn vị thực hiện thẩm duyệt; (3) Họ tên và chữ ký của cán bộ thực hiện; (4) Ghi quyền hạn, chức vụ của người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thẩm duyệt, nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản;